Phương pháp tìm việc làm thêm như ý hiệu quả tại Úc cho các du học sinh
Nếu đang học bằng tiến sỹ thì gần như là bạn không thể làm được công việc thuộc lĩnh mà bạn đã hoặc theo học được. Nhưng không sao, cho dù bạn làm việc gì thì nó vẫn rất có ích cho CV của bạn và giúp bạn có nhiều hiểu biết hơn về các môi trường làm việc, văn hóa khác nhau.
Nhiều du học sinh quốc tế vừa đi học vừa đi làm thêm bán thời gian để trang trải cho các chi phí học tập, tiền đi lại hoặc có thể gửi về cho gia đình. Nhưng làm thế nào để tìm được công việc làm thêm thích hợp?
Bạn có thể làm những loại công việc nào?
Giới hạn về công việc làm thêm phụ thuộc vào visa, trình độ ngoại ngữ, kĩ năng chuyên môn và cả chương trình mà bạn đang theo học. Vì thế, hãy kiểm tra lại hạn chế visa trước khi đi tìm việc. Nếu bạn là một sinh viên đạt tiêu chuẩn ở Anh, Canada, Úc hay New Zealand thì thời gian tốt đa mà bạn được làm thêm lên tới 20 tiếng mỗi tuần trong suốt quá trình học, kể cả các ngày nghỉ.
Ở Mỹ, bạn chỉ được làm thêm trong khuôn viên trường bạn đang học, cũng có thể làm 20 tiếng mỗi tuần. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ được làm việc cho nhà trường; căng tin hay các quán ăn, cửa hàng của trường hoặc là làm trong văn phòng khoa.
Nếu đang học bằng tiến sỹ thì gần như là bạn không thể làm được công việc thuộc lĩnh mà bạn đã hoặc theo học được. Nhưng không sao, cho dù bạn làm việc gì thì nó vẫn rất có ích cho CV của bạn và giúp bạn có nhiều hiểu biết hơn về các môi trường làm việc, văn hóa khác nhau.
Đa số các du học sinh đều chọn làm thêm các công việc như:
Nhân viên phục vụ nhà hàng, bars,…
Làm tại các đại lý bán lẻ
Nhân viên cửa hàng
Nhân viên tổng đài
Nhân viên nhập dữ liệu
Giáo viên dạy ngôn ngữ
Đó là tất cả những nghề có thời gian làm việc linh hoạt, giúp bạn sắp xếp thời gian học và làm hợp lý. Nhưng phải chắc chắn về trình độ ngoại ngữ của mình trước khi đăng ký xin việc, đặc biệt là các công việc yêu cầu kĩ năng tiếng cao như nhân viên tổng đài, nghiên cứu thị trường,…
Tìm việc như thế nào?
Phải đến lúc bạn sang du học, ổn định chỗ học, chỗ ở rồi mới tìm việc được. Vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn gặp và tuyển trực tiếp.
Hãy bắt đầu tìm hiểu từ trung tâm hoặc phòng ban việc làm của trường đại học mà bạn đang theo học, có thể họ sẽ giúp bạn viết CV, đơn xin việc, chuẩn bị cho phỏng vấn và tâm lý sẵn sàng cho nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Bạn cũng có thể tìm kiếm trên mạng ở các trang việc làm như www.monster.co.uk ở Anh, www.monster.com ở Mỹ và www.seek.com.au ở Úc.
Một số chính phủ các nước cung cấp các việc làm thêm cho sinh viên quốc tế như trung tâm việc làm của vương quốc Anh. Bạn nên tìm hiểu và xem thông tin tại các tờ báo địa phương để tìm được công việc phù hợp.
Irtaza Waseem Khan đến từ Pakistan đã có thể tìm được 3 công việc làm thêm khác nhau trong lúc anh ấy học ở Belfast, khi làm nhân viên của kho hàng dự trữ lớn Next, phải khuân vác những thùng hàng nặng rất vất vả nhưng đó là lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy giá trị của đồng tiền, và học được tính kiên nhẫn, chịu khó, khiêm tốn. Sau đó anh làm giáo viên dạy tiếng Urdu cho trẻ em ở Belfast, công việc làm thêm cuối cùng của anh là nhân viên tư vấn qua điện thoại cho hãng truyền thông Anh.
Tiền lương bao nhiêu?
Trước khi bắt đầu đi làm, hãy tìm hiểu kỹ về công việc. Hầu như mỗi nước đều có một mức lương tối thiểu dành cho các nhân viên, kể cả nhân viên làm việc bán thời gian. Hiện nay, ở Anh, mức lương trung bình vào khoảng £5.80 một tiếng, ở Úc là A$14.31/tiếng, và US$7.25/ tiếng ở Mỹ.
Bạn có thể được nhận lương hàng tuần, 2 tuần một hoặc một tháng một, và thường thì giám đốc sẽ chuyển lương vào tài khoản ngân hàng cho bạn. Vì phải trả thuế nên ngay khi được nhận việc, bạn hãy đăng ký mã số thuế tại nơi mình ở (ở Anh nó được gọi là National Insurance number, còn ở Úc là Tax File Number). Khi tốt nghiệp ra trường, có thể bạn sẽ có đủ tiêu chuẩn để được nhân lại tiền thuế đã nộp trước đó.
Làm tình nguyện được không?
Mặc dù không được trả lương nhưng đó là những công việc rất đáng làm như làm tình nguyện cho các tổ chức phi lợi nhuận, chắc chắn bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kĩ năng bổ ích.
Nhưng phải sắp xếp thời gian thế nào cho hợp lý?
Học ở trường, gia sư, bài tập về nhà, thuyết trình, học thư viện, học ngoại ngữ, kiểm tra, thi cử…rồi phải nấu ăn, giặt giũ, mua sắm, tham gia hoạt động ngoại khóa,…Bạn sẽ lấy đâu ra 20 tiếng rãnh rỗi để đi làm thêm? Rồi còn thời gian ngủ nghỉ nữa chứ?
Một điều rất quan trọng cần phải cân nhắc trước khi quyết định đi làm thêm đó là việc học của bạn có mất nhiều thời gian hay nặng nhọc không, vì nếu học đã quá vất vả rồi mà còn đi làm thêm nữa sẽ làm bạn bị căng thẳng quá mức.
Một số công việc sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị, ý nghĩa và hơn nữa bạn sẽ gặp nhiều người bạn mới, học hỏi nhiều kĩ năng, phát hiện ra nhiều tài năng tiềm ẩn.
Leave a Reply