Diện bảo lãnh người phối ngẫu Việt Nam xếp thứ 4 số người định cư Úc

Chuyên viên di trú Zeke Bentley từ công ty The Migration Place nói với SBS, lệ phí visa thường có khuynh hướng tăng mỗi năm, nhưng vô cùng nhanh đối với loại visa phối ngẫu.

Mặc dù rất tốn kém nhưng thống kê cho thấy hàng năm người Úc vẫn tìm người phối ngẫu ở ngoại quốc, trong đó Việt Nam là quốc gia xếp hàng thứ tư.

Bộ Di trú cho biết hơn 50 ngàn visa đã được cấp trong năm 2015 cho diện phối ngẫu/hôn phu/hôn thê, đông nhất đến từ Trung Quốc.

Kế đến là Ấn Độ, Anh Quốc, Việt Nam, Phillipnes, Thái Lan, Hoa Kỳ, Afghanistan và Pakistan.

Chính phủ đã tăng lệ phí nộp đơn cho loại visa này hiện nay là $6.865 Úc kim, cao hơn nhiều so với các nước khác.

Lệ phí ở Anh Quốc chỉ bằng phân nửa, tương đương với $2.428 Úc kim, trong khi tại Mỹ chỉ có $1.477 Úc kim.

Nếu như người phối ngẫu của bạn có con cái, lệ phí cho mỗi đứa là $2.370 Úc kim.

Ngoài lệ phí nộp đơn, họ còn phải trả tiền kiểm tra sức khỏe ($300), kiểm tra hạnh kiểm ($50-150), vé máy bay, tiền luật sư ($3,000-5,000).

Thống kê của Bộ Di trú cho thấy khoảng 80% đơn xin visa định cư Úc theo diện bảo lãnh vợ/chồng thành công.

di-cu-uc-theo-dien-bao-lanh-vo-chong

Chuyên viên di trú Zeke Bentley từ công ty The Migration Place nói với SBS, lệ phí visa thường có khuynh hướng tăng mỗi năm, nhưng vô cùng nhanh đối với loại visa phối ngẫu.

“Nó ảnh hưởng đến quyền của công dân Úc muốn sống với người họ yêu, có vẻ như chính phủ lợi dụng quan hệ hôn nhân của người dân”, ông Bently nói.

Việc tăng lệ phí loại visa này được công bố từ tháng 12 năm 2014 dưới thời chính phủ Abbott, nhưng sau đó lại tiếp tục tăng nữa.

Cách đây 5 năm lệ phí này chỉ có $1.735 Úc kim.

Ông Bentley cho biết chính phủ cũng thay đổi thủ tục bảo lãnh hôn thê khó khăn hơn, với thời gian chờ đợi tối thiểu là một năm, và giới hạn visa bắc cầu.

“Điều đó khiến cho việc gặp nhau ở Úc trong thời gian chờ đợi là gần như không thể làm được.”

Khi chính phủ tăng gần 50% lệ phí visa phối ngẫu, họ cũng đồng thời tăng 1% lệ phí loại visa kinh doanh.

Bộ Di trú cho biết lệ phí visa được sung vào công quỹ của chính phủ chứ không của riêng bộ này.

Viện Di dân Úc nghĩ rằng lệ phí visa nên được liên kết với các dịch vụ di trú để có thể làm tốt hơn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *